Giải Địa 9 - Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp

  • Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp trang 1
  • Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp trang 2
  • Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp trang 3
  • Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp trang 4
  • Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp trang 5
BÀI 12
Sự PHÁT TRIỂN Và phân bô công nghiệp
I. CÂU HỎI Tự LUẬN
Câụ 1
Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Hãy kế một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.
Trả lời
+ Công nghiệp trọng điểm là ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực
+ Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay:
Công nghiệp khai thác nhiên liệu (than, dầu, khí)
Công nghiệp điện
Công nghiệp cơ khí - điện tử
Công nghiệp vật liệu xây dựng
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
Công nghiệp dệt - may ...
Câu 2
Hãy chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng.
Trả lời
Cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng
+ Theo thành phần kinh tế: có các cơ. sở nhà nước, ngoài nhà nước, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài
+ Theo ngành có: công nghiệp khai thác nhiên liệù, công nghiệp điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí - điện tử, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm 	
+ Trong mỗi ngành có các phân ngành, trong mỗi phân ngành có nhiều ngành khác nhau.
Ví dụ:
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ba phân ngành: chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy sản
- Chế biến sản phẩm trồng trọt có nhiều ngành như: xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, nước giải khát, chế biến chè, cà phê, sản xuất dầu thực vật, bánh kẹo, mì ăn liền ......
Câu 3
Trong các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, ngành nào được phân bố rộng rãi khắp cả nước?
Giải thích tại sao.
Trả lời
+ Trong các ngành công nghiệp trọng điếm, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành phân bố rộng khắp cả nước.
+ Do gắn với nguồn nguyên liệu từ trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp và có thị trường tiêu thụ rộng khắp nước.
Câu 4
Dựa vào lược đồ các trung tâm công nghiệp trong sách giáo khoa, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta
Trả lời
+ Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điếm chung là phân bố gần hoặc ở nơi có nguồn năng lượng
+ Các nhà máy nhiệt điện lớn ở phía Bắc (Phả Lại, Ưông Bí, Ninh Bình ...) phân bố ở Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng, gần vùng than Quảng Ninh
+ Các nhà máy nhiệt điện lớn ở phía Nam (Phú Mỹ, Bà Rịa,...) phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, gần nguồn dầu, khí ở vùng thềm lục địa
+ Các nhà máy thủy điện phân bố gắn với các hệ thống sông: ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (hệ thống sông Hồng), Tây Nguyên (sông Xê Xan, sông Xrêpôk, sông Đồng Nai), Đông Nam Bộ (hệ thống sông Đồng Nai).
Câu 5
Trình bày về công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta.
Trả lời
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta:
+ Là một trong các ngành công nghiệp trọng điểm, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
+ Cơ cấu ngành đa dạng, gồm ba phân ngành:
Chế biến sản phẩm trồng trọt
• — Chế biến sản phẩm chăn nuôi
Chế-biến.thủy sản.
+ Phân bô' rộng khắp nước, tập trung nhiều ở các thành phô' lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, cần Thơ, Đà Nang.
Câu 6
Dựa vào hình 12.3 (Lược đồ các trung tâm công nghiệp tiêu biểu Việt Nam) trong SGK:
+ Hãy kể tên các trung tâm công nghiệp dệt may lớn của nước ta + Cho biết tại sao các thành phố trên là những trung tâm công nghiệp 'dệt may lớn của nước ta.
Trả lời
+ Các trung tâm công nghiệp dệt may lớn của nước ta là: Thành phô' Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định ...
+ Các thành phố trên là những trung tâm công nghiệp lởn do có nhiều điều kiện thuận lợi:
Nguồn nhân công đông đảo
Cơ sở hạ tầng đảm bảo (giao thông, điện, nước ...)
Thị trường tiêu thụ tại chỗ lớn do có sô' dân đông
Các yếu tố khác: mạng lưới dịch vụ phát triển, truyền thống sản xuất ...
Câu 7
Giải thích vì sao Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước.
Trả lời
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước do có nhiều ưu thế:
+ Là hai đầu mối giao thông vận tải, là hãi trung tâm thương mại lớn nhất nước
+ Đông dân, tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật
+ Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển và đồng bộ hơn các trung tâm công nghiệp khác.
Câu 8
Nối ý ở ô bên phải (B) phù hợp với ô bên trái (A).
1/
A. Sông
B. Nhà máy thủy điện
1. Đà
a. Thác Mơ
2. Chảy
b. Yaly
3. Đồng Nai
c. Hòa Bình
4. Bé
d. Thác Bà
5. Xê xan
e. Trị An
f. Đa Nhim
2/
A. Địa danh
B. Đặc điểm sản xuất
Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng
Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải
Hòn Gai, cẩm Phả, Đông Triều
Yaly, Thác Bà, Đa Nhim
Phả Lại, Phú Mỹ, Trà Nóc
Thủy điện
Mỏ than
Nhiệt điện
Mỏ dầu
Mỏ khí tự nhiên
Trả lời:
1/ a4, b5, cl, d2, e3, Í3
2/ ld, 2e, 3b, 4a, 5c
Câu 9
Hãy điền vào lược đồ dưới đây:
Các mỏ than: Đông Triều, cẩm Phả, Hòn Gai
Các mỏ dầu: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng
Các mỏ khí: Lan Đỏ, Lan Tây
Các trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng, cần Thơ
BÀI 13