Tuần 13. Có Chí Thì Nên

  • Tuần 13. Có Chí Thì Nên trang 1
  • Tuần 13. Có Chí Thì Nên trang 2
  • Tuần 13. Có Chí Thì Nên trang 3
  • Tuần 13. Có Chí Thì Nên trang 4
  • Tuần 13. Có Chí Thì Nên trang 5
  • Tuần 13. Có Chí Thì Nên trang 6
Tuần 13.
TẬP ĐỌC Người tìm đường lên các vì sao
CÁCH ĐỌC
Giọng trang trọng, ca ngợi. Chú ý đọc trơn tên riêng Xi-ôn-cỗp-xki và đọc đúng các câu hỏi trong bài.
GỢl ý tìm hiểu bài
Ngay từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời.
Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình. Quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Dù Sa hoàng không ủng hộ, ông vẫn không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.
Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cô'p-xki thành công là sự kiên trì, nhẫn nại. Ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực và quyết tâm thực hiện cho bằng được ước mơ của mình.
Tên khác cho truyện là: Người chinh phục các vì sao, Từ mơ ước biết bay như chim.
Nội dung: Ca ngợi nhà khoa học Xin-ôn-côp-xki đã kiên trì nghiên cứu, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
CHÍNH TẢ Người tìm đường lên các vì sao
Nghe viết
Chú ý: Tên riêng Xi-ôn-cốp-xki và các từ: nhảy, rủi ro, non nớt...
a) Tìm các tính từ:
- Có hai tiếng bắt đầu bằng Z: lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lấp lửng, lập là, lặng lẽ, lững lờ, lấm láp, lọ lem, lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu.
' - Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n: nóng này, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê, náo nức, nô nức.
b) Điền vào ô trông tiếng có âm ê hay iê:
Ê-đi-xơn rất nghiêm khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát minh nào, ông cũng kiên trì làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác cho tới khi đạt kết quả. Khi nghiên cứu về ắc quy, ông thí nghiệm tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng diện, con sô' thí nghiệm lên đến 8000 lần.
Tìm các lừ
b. - Kim khâu - Tiết kiệm — Tim
a. — Nản chí (nản lòng)
Lí tưởng
Lạc lôĩ (lạc hướng)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực
quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiến nghị, kiên tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng...
khó khăn, gian khổ, gian khó, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai...
Tìm các lừ
Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người.
Các từ nêu lên những thử thách đỗì với ý chí, nghị lực của con người.
ĐỘI câu
Với năng lực và sự quyết tâm tôi tin là bạn sẽ thành công.
Gian khó mấy cũng không làm anh nản lòng.
Viết một đoạn văn ngắn
Nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nghèo khổ, nhờ giàu nghị lực và ý chí nên đã thành công lừng lẫy. Trải đủ mọi nghề, có lúc trắng tay, ông vẫn không chút nản lòng. Chỉ trong mười năm trì chí kiên tâm, ông đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người đương thời.
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Đề bài: Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thề hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
Ototake của Việt Nam
Ototake — một thanh niên Nhật Bản bị tật nguyền, mất cả tay, chân, vẫn tốt nghiệp đại học và trở thành một bình luận viên thể thao, là tấm gương sáng để Sơn Lâm hướng tới.
Năm nay đã tròn 20 tuổi, nhưng người thanh niên đất mỏ này chỉ cao chưa đầy 1 mét, nặng hơn 20 cân. Đôi chân cong queo, không bao giờ có thể đứng thẳng lên được. Đó là di chứng chất độc màu da cam mà người bô" bệnh binh đã để lại cho Lâm.
Nhà rất nghèo. Bô' bệnh tật, rượu chè rồi sớm qua đời. Mẹ một mình tảo tần, ngược xuôi nuôi 4 đứa con nhỏ, trong đó có đến hai đứa bị tật nguyền. Sơn Lâm nuôi chí ham học từ nhỏ. Bao nhiêu năm đi học là bây nhiêu năm Lâm được các bạn đón đưa đến trường. Có hai người bạn chí cốt nhâ't là Trung, ròng rã 9 năm học THCS, và Thái suốt ba năm THPT, thay nhau cõng Sơn Lâm đến trường. Bộ ba xe-pháo-mã đã cùng nhau học tập, phấn đấu, san sẻ cùng nhau những mất mát, nhọc nhằn, là nguồn an ủi, động viên vô cùng lớn lao đô'i với Lâm.
Tô't nghiệp THPT, nhưng thi đại học lần đầu trượt vỏ chuối đã khiến Lâm khóc thầm mất mấy đêm. Nhưng rồi chú thanh niên không may lại nghiến răng, quyết chí ôn luyện. Kiên trì và cô' gắng của Lâm đã được đền bù. Năm thứ 2, Sơn Lâm nhận giấy báo trúng tuyển cả hai trường Đại học. Thật đáng nể trọng, khâm phục, khi Lâm quyết định theo học song song cả hai trường. Thế là, buổi sáng học ỏ Đại học Phương Đông, buổi chiều lại về Đại học Ngoại ngữ. Bạn bè lại thay nhau đón đưa Lâm đến lớp. Gian khổ, vất vả gấp đôi, gấp ba sinh viên bình thường, nhưng Sơn Lâm đã sớm xác định mình phải học thay cho các anh em mình, cho bô' mẹ mình. Mặc cảm tật nguyền, lạc lõng thỉnh thoảng cũng gợn lên, song lại nhanh chóng tan biến trong cái đầu thông minh và nghị lực hiếm có của anh.
- Em mơ ước trở thành bình luận viên bóng đá. Sơn cười hiền lành, tâm sự về ước mơ ấp ủ trong lòng.
Tại Hội nghị Người khuyết tật châu Á Thái Bình Dương tổ chức vào tháng 12-2001 tại Hà Nội, Sơn Lâm được chọn là một trong những đại diện ưu tú của tỉnh Quảng Ninh tham dự.
Một cậu bé thanh niên đôi chân cong queo, đôi vai gồ lên, vẫn chông nạng đá bóng cùng các bạn. Sơn Lâm biết làm thơ và chơi đàn organ. Lâm chỉ mong có dịp nào đó được sang Nhật để gặp và trò chuyện với thần tượng của mình: Anh Ototake tuyệt vời!
(Theo Chuyện cổ tích của cậu bé tật nguyền của Đặng Thủy)
* Ý nghĩa: Tinh thần kiên trì vượt khó, ý chí vươn lên của cậu bé bị tật nguyền.
TẬPĐỌC	Văn hay chữ tốt
CÁCH ĐỌC
Giọng kể từ tôn, chú ý phân biệt lời các nhân vật. Đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện.
Nhấn giọng các từ ngữ: rất. xấu, khẩn khoản, oan uổng, sẵn lòng, thét lính, tuổi, vô cùng ân hận, dốc sức, cứng cáp, mười trang vở, nổi danh, văn hay chữ tốt.
II. GỢl ý tìm hiểu bài
Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì chữ viết rất xấu cho dù bài vãn của ông viết rất hay.
Sự việc xảy ra đã làm Cao Bá Quát ân hận là khi giúp bà cụ hàng xóm viết đơn vì chữ của ông quá xấu quan không đọc được thét lính đuổi bà cụ về. Vì thế nỗi oan uổng của bà không được giải tỏa.
Do đó ông quyết tâm luyện chữ: sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện cho chữ cứng cáp. Mỗi tô'i, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Ỏng còn mượn những quyển sách chữ viết đẹp làm mẫu. Kiên trì luyện tập như thế suốt nhiều năm trời.
Tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài của truyện:
Mờ bài (hai dòng đầu: từ đầu đến cho điểm kém)-. Từ thuở đi học, chữ viết xâ'u đã gây bât lợi cho Cao Bá Quát.
Thân bài (từ một hôm đến nhiều kiểu chữ khác nhauỴ. Do ân hận vì chữ viết xâ'u của mình khiến nỗi oan của bà cụ hàng xóm không giải tỏa được, Cao Bá Quát quyết tâm luyện viết chữ đẹp.
Kết bài: (phần còn lại) Kết cục Cao Bá Quát đã thành công, nổi tiếng là người văn hay chữ tốt.
Nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu được chữ xấu rất có hại, Cao Bá Quát đã bền bỉ rèn luyện và trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tót.
TẬP LÀM VĂN	Trả bài văn kể chuyện
Học sinh tự thực hiện theo gợi ý của sách giáo khoa Tiếng Việt 4 trang 130.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu hỏi và dấu chấm hỏi
NHẬN XÉT
1. Các câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao:
Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay lên được?
Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế?
2 và 3. Câu hỏi:
“Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?” là của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình. Dấu hiệu giúp ta nhận ra đó là câu hỏi: Từ Vì sao và dấu chấm hỏi (?)
- “Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế?” là câu hỏi của một người bạn hỏi Xi-ôn-cốp-xki. Dấu hiệu nhận biết là từ thế nào và dấu chấm hỏi ị?).
GHI NHỚ	
ĩ. Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu hỏi để tự hỏi mình.
Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không...). Khi
viết cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?).	
LUYỆN TẬP
1
Tìm câu hỏi trong các
bài Thừa chuyện vâi mẹ, Hai bàn tay.
TT
Câu hỏi
Câu hỏi của ai?
Để hỏi ai
Từ
nghỉ
vấn
1
Bài Thưa chuyện với mẹ
Con vừa bảo gì?
Ai xui con thế?
Câu hỏi của mẹ
Câu hỏi của mẹ
Để hỏi Cương Để hỏi Cương
Gì, thế
2
Bài Hai bàn tay
Anh có yêu nước không?
Anh có thể giữ bí mật không?
Anh có muôn đi với tôi không?
Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền?
Anh sẽ đi với tôi chứ?
Câu hỏi của Bác Hồ
Câu hỏi của Bác Hồ
Câu hỏi của Bác Hồ
Câu hỏi của bác Lê
Câu hỏi của Bác Hồ
Hỏi bác Lê
Hỏi bác Lê
Hỏi bác Lê
Hỏi Bác HỒ
Hỏi bác Lê
có,
không
có,
không
có,
không
đâu
chứ
2. Chọn 3 câu trong bài Vãn hay chữ tốt. Đặt câu hỏi về các nội
dung liên quan đến từng câu:
— Câu 1: (Mẫu trong sách giáo khoa)
Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Câu hỏi: - Thuở đi học, chữ Cao Bá Quát thế nào?
Chữ ai xấu?
Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát dù hay vẫn bị điểm kém?
Học sinh dựa vào mẫu này để làm tiếp.
3. Đặt một câu hỏi để tự hỏi mình
M: Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi ấy nhỉ?
Không biết mình để cây bút chì ở đâu?
Bạn này trông quen quá, không biết mình đã gặp ở đâu?
TẬP LÀM VĂN Ôn tập về kể chuyện
Dề thuộc loại vãn kể chuyện:
Đề 2: Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.
(Đề 1 thuộc loại văn viết thư
Đề 3 thuộc loại văn miêu tả)
Khi làm đề 2, học sinh kể một câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa., ơ đề này nhân vật là một tấm gương rèn luyện thân thể.
Câu chuyện về đề tài: đoàn kết, thương yêu bạn bè.
Phần thưởng
Na là một cô bé tốt bụng. Ớ lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt... Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi.
Cuôi năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.
Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì có vẻ bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo.
Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rát hay.
Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp. Bất ngờ cô giáo nói:
- Bây giờ cô sẽ trao một phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tâ'm lòng thật đáng quý.
Na không biết mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.
Phỏng theo BLAI-TƠN (Lương Hùng địch')
Trao đổi về câu chuyện (học sinh tự làm).